Cộng đồng tham gia phục hồi tự nhiên và khai thác bền vững Cua Đá Cù Lao Chàm

Năm2010, phối hợp với Chương trình GEF SGP và thành phố Hội An, Hội Nông dân xã Tân Hiệp đã triển khai dự án “Cộng đồng tham gia phục hồi tự nhiên và khai thác bền vững Cua Đá Cù Lao Chàm” với mục đích để Cua Đá Cù Lao Chàm được phục hồi và cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp bảo tồn và khai thác hợp lý loài động vật này.

Cù Lao Chàm thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là khu bảo tồn biển đa dạng về môi trường và cảnh quan biển

Cù Lao Chàm thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là khu bảo tồn biển đa dạng về môi trường và cảnh quan biển. Đa dạng sinh học ở Cù Lao Chàm rất phong phú, đặc biệt có loài Cua Đá Cù Lao Chàm (Gecarcoidea lalandii) là động vật biển nhưng sống ở trên rừng, chỉ xuống biển vào thời gian sinh sản. Cua Đá Cù Lao Chàm chính là “cầu nối” giữa biển và rừng và đồng thời là sinh vật chỉ thị cho sức khỏe của hai hệ sinh thái biển và rừng tại Khu bảo tồn biển này. Đây là một trong những tài nguyên quan trọng, gắn liền với cuộc sống và đóng góp vào sinh kế của người dân địa phương. Tuy nhiên, trước sự khai thác quá mức và sự gia tăng lượng du khách đến thăm đảo, Cua Đá Cù Lao Chàm đã và đang có nguy cơ bị cạn kiệt.

Với sự hỗ trợ của Chương trình GEF SGP và UBND thành phố Hội An, từ năm 2010 đến 2013, chính quyền địa phương và cộng đồng Cù Lao Chàm đã triển khai sáng kiến “Cộng đồng tham gia phục hồi tự nhiên và khai thác bền vững Cua Đá Cù Lao Chàm” nhằm bảo tồn, quản lý và sử dụng loài Cua Đá này tại Cù Lao Chàm được bền vững. Mô hình đồng quản lý Cua Đá Cù Lao Chàm đã và đang được thể hiện một cách hiệu quả và đạt được sự đồng thuận cao trong cộng đồng.

Dự án nhằm các mục tiêu cụ thể: (1) Phục hồi sinh thái Cua Đá Cù Lao Chàm; (2) Khai thác và quản lý bảo vệ bền vững Cua Đá tại Cù Lao Chàm; (3) Nghiên cứu thu thập thông tn làm rõ đặc điểm sinh học, sinh thái của chủng loài Cua Đá Cù Lao Chàm; (4) Xây dựng mô hình đồng quản lý bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi tự nhiên dựa trên cơ sở đồng quản lý.


Cua Đá Cù Lao Chàm chính là “cầu nối” giữa biển và rừng và đồng thời là sinh vật chỉ thị cho sức khỏe của hai hệ sinh thái biển và rừng tại Khu bảo tồn biển này

Trong 3 năm, từ sau khi dự án kết thúc (mô hình đi vào hoạt động từ năm 2013, 2014 và 2015), sáng kiến đã hỗ trợ cho cộng đồng bảo tồn hơn 75% số lượng Cua Đá tại Cù Lao Chàm, mà thu nhập của người dân khai thác Cua Đá vẫn tăng cao. Người khai thác Cua Đá đóng góp được lệ phí khai thác. Khách du lịch thỏa mãn được nhu cầu của mình tại Cù Lao Chàm.

Năm 2014, Tổ Cộng đồng Bảo vệ và Khai thác bền vững Cua Đá Cù Lao Chàm dưới sự giám sát và tư vấn trực tếp của Hội Nông dân xã Tân Hiệp đã tếp nhận sự tài trợ tếp theo của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN, trực tếp là Chương trình MFF (Rừng ngập mặn cho tương lai) đã tếp tục gắn kết 4 nhà Quản lý, Doanh nghiệp, Khoa học – Bảo tồn và Người dân trên cơ sở trách nhiệm và lợi ích nhằm tăng cường năng lực cho Tổ Cộng đồng bảo vệ và khai thác bền vững hơn đối tượng tài nguyên Cua Đá này.

Nhiều nghiên cứu về Cua Đá và mô hình bảo tồn và khai thác Cua Đá Cù Lao Chàm được xây dựng tếp theo, nhiều luận văn tốt nghiệp của sinh viên của các trường đại học trong nước Hà Nội (2), Huế (2), Đà Nẵng (2) được bảo vệ thành công và đóng góp kết quả thiết thực cho mô hình tại địa phương như: Kết quả nghiên cứu sinh thái, đồng quản lý, xung đột lợi ích, nhận thức cộng đồng….

Hiện tại sản phẩm dự án gồm Mô hình Bảo tồn và khai thác bền vững Cua Đá và con Cua Đá với nhãn sinh thái là niềm tự hào của địa phương và hầu như không vắng mặt trong bất kỳ một hội chợ hoặc triển lãm du lịch, bảo vệ môi trường nào tại địa phương, khu vực và trung ương. Hiện nay, cùng với các mô hình phân loại rác tại nguồn, nói không với túi ni lông; mô hình dán nhãn sinh thái Cua Đá Cù lao Chàm đã và đang được người dân hưởng ứng và tạo tếng vang trong cả nước.

 

Mô hình Bảo tồn và khai thác bền vững Cua Đá và con Cua Đá với nhãn sinh thái là niềm tự hào của địa phương.

Theo MONRE

  • 10/23/2020 2:51:30 AM